[tintuc]
Trích từ Quyết định số 3689/QĐ-BYT ngày 03/8/2021 của Bộ Y tế về giám sát và kiểm soát một số véc tơ và chuột truyền bệnh tại cửa khẩu

II. GIÁM SÁT VÉC TƠ

1.4. Kỹ thuật giám sát: Xem tại đây

1.4.2. Kỹ thuật giám sát muỗi

Sử dụng các loại bẫy, máy hút muỗi để phát hiện sự có mặt và thu thập muỗi trưởng thành của các loài truyền bệnh Aedes, Culex, Anopheles.

1.4.2.1. Sử dụng bẫy GAT thu thập muỗi trưởng thành
a) Chuẩn bị bẫy GAT và thiết bị khác
* Bẫy GAT
Bẫy GAT trước khi đặt ở thực địa cần được kiểm tra kỹ lưỡng về số lượng bẫy, chất lượng của bẫy: xem lưới có bị rách, các thiết bị có bị vỡ hay không.
Thông thường quá trình đặt bẫy GAT diễn ra trong một thời gian dài và liên tục trong nhiều tháng do đó phải dự trữ một lượng bẫy nhất định. Mỗi cửa khẩu cần có số lượng bẫy khoảng 30 chiếc phòng trường hợp mất hoặc bẫy bị hỏng do tác động bên ngoài.
* Vật tư khác
- Chuẩn bị ống tuýp và bông để đựng mẫu muỗi hoặc tuýp Eppendorf.
- Băng dính/tem để ghi nhãn từng bẫy. Bút ghi nhãn là loại bút không phai màu khi gặp nước.
- Đèn pin soi muỗi và máy/thiết bị hút muỗi cầm tay giúp chuyển muỗi vào tuýp đựng.
- Sổ ghi chép thông tin và phiếu điều tra theo mẫu giám sát.
b) Quy trình triển khai thực địa
Bước 1. Số lượng và khoảng cách đặt các bẫy GAT
- Số lượng bẫy từ 20 - 30 bẫy ở 01 cửa khẩu, tùy thuộc vào diện tích cửa khẩu.
- Khoảng cách giữa hai bẫy GAT tối đa là 50m.

Bước 2. Đặt bẫy GAT
- Lập sơ đồ đặt bẫy.
- Bẫy GAT sau khi được lắp theo đúng kỹ thuật (Phụ lục 2) sẽ được đặt ở những nơi có ánh sáng yếu, thường xuyên tập trung đông người, chọn vị trí đặt bẫy an toàn tránh tác động bên ngoài, thường đặt ở góc nhà, mái hiên tránh mưa rơi trực tiếp. Đây là những nơi tần suất xuất hiện muỗi Aedes cao nhất.
- Ghi nhận thông tin lên bẫy, thời gian đặt, địa điểm đặt.
- Ghi nhận thông tin bẫy lên sổ điều tra hoặc phiếu điều tra thường quy.
Một số lưu ý khi đặt bẫy:
- Không được đặt bẫy nơi có nước dột như không có mái che, mưa hắt vì nếu như vậy bẫy sẽ thường xuyên đầy tràn đồng thời làm giảm hiệu quả diệt muỗi của lưới tấm hóa chất.
- Hạn chế dịch chuyển vị trí của bẫy.
- Tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ để không làm ảnh hưởng tới bẫy.

Bước 3. Thu hồi mẫu muỗi từ bẫy GAT (một tuần một lần)
- Cán bộ giám sát dùng máy hút muỗi cầm tay hút toàn bộ số muỗi chết trên lưới tẩm hóa chất.
- Chuyển số muỗi này vào tùng tuýp đựng, mỗi bẫy GAT ứng với 1 tuýp.
- Ghi thông tin (mã số bẫy GAT) lên tuýp đựng muỗi thu được tương ứng với thông tin trên bẫy GAT.
- Ghi thông tin lên sổ/phiếu điều tra về số lượng muỗi thu được. Mỗi bẫy được ghi trên phiếu điều tra giám sát muỗi bằng bẫy GAT.
- Mẫu muỗi có thể được định loại tại chỗ hoặc chuyển về tuyến tỉnh, tuyến Trung ương.
Một số lưu ý trong thời gian bẫy được đặt ở thực địa:
- Thời gian đặt bẫy lâu nên lượng nước trong xô có thể vơi dần do đó cần theo dõi và bổ sung nước.
- Bẫy có thể thất lạc, hư hỏng do đó phải thay thế nếu cần.
- Thực tế khi đặt bẫy, hầu hết nước trong xô lâu ngày rất bẩn không thu hút muỗi Aedes tới đẻ trứng được nên phải thay bằng nước sạch (nước mưa, nước máy) hàng tháng.
- Trong quá trình đặt bẫy lâu ngày, túi rút và vải tấm hóa chất là chất liệu dễ mục, rách nên cần được thay thế nếu cần.

1.4.2.2. Sử dụng bẫy BIOGENTS thu thập muỗi trưởng thành
a) Chuẩn bị bẫy Biogents và thiết bị khác
- Bẫy Biogents
Bẫy Biogents trước khi sử dụng ở thực địa cần được kiểm tra kỹ lưỡng về số lượng bẫy, chất lượng của bẫy: xem lưới có bị rách, các thiết bị có bị hư hỏng hay không.
Thông thường quá trình đặt bẫy Biogents diễn ra trong một thời gian khoảng 3 ngày. Mỗi cửa khẩu cần có số lượng bẫy tối thiểu 4 chiếc.
- Thiết bị khác
+ Chuẩn bị ống tuýp và bông để đựng mẫu muỗi hoặc tuýp Eppendorf.
+ Băng dính/tem để ghi nhãn từng bẫy. Bút ghi nhãn.
+ Đèn pin soi muỗi và máy/thiết bị hút muỗi cầm tay giúp chuyển muỗi vào tuýp đựng.
+ Sổ ghi chép thông tin và phiếu điều tra theo mẫu giám sát.

b) Quy trình triển khai thực địa
Bước 1. Lắp ráp bẫy.
Bẫy Biogents sau khi được lắp theo đúng kỹ thuật sẽ được đặt ở những nơi có ánh sáng yếu, thường xuyên tập trung đông người như nhà bếp, phòng ăn, phòng khách, phòng làm việc, khu/phòng lưu trú, đặt ngoài trời như tại các bụi cây, hoa...

Bước 2. Cắm điện, kiểm tra bẫy xem có điện và quạt đã chạy hay chưa.

Bước 3. Thu mẫu muỗi từ bẫy Biogents (24 tiếng/một lần).
- Chuyển số muỗi này vào từng tuýp đựng, mỗi bẫy Biogents ứng với 1 tuýp đựng.
- Ghi thông tin (mã số bẫy Biogents) lên tuýp đựng muỗi thu được tương ứng với thông tin trên bẫy Biogents.
- Ghi thông tin lên sổ/phiếu điều tra về số lượng muỗi thu được. Mỗi bẫy được ghi trên phiếu điều tra giám sát muỗi bằng bẫy Biogents.
- Mẫu muỗi có thể được định loại tại chỗ hoặc chuyển về tuyến tỉnh, tuyến Trung ương.

Bước 4. Thu bẫy sau khi đã thực hiện xong việc điều tra/nghiên cứu. Bẫy được thu gọn cho vào túi chuyên dụng cất, bảo quản đúng quy cách.
Một số lưu ý trong thời gian bẫy được đặt ở thực địa:
- Thời gian đặt bẫy 24 giờ nên xem tình trạng mất điện, sút điện, tình trạng bả mồi... làm ảnh hưởng đến bẫy và thu thập muỗi.
- Không được đặt bẫy nơi có nước dột, không có mái che, mưa hắt vì nếu như vậy bẫy sẽ bị ướt dẫn đến chập điện làm hư hỏng bẫy ảnh hưởng đến thu thập muỗi.
- Không để trẻ nhỏ phá, nghịch bẫy vì bẫy có điện gây nguy hiểm, làm ảnh hưởng tới bẫy và thu thập muỗi.

1.4.2.3. Sử dụng bẫy đèn CDC thu thập muỗi trưởng thành
a) Chuẩn bị bẫy đèn CDC và thiết bị khác
- Bẫy đèn CDC
Thông thường quá trình đặt bẫy đèn CDC diễn ra trong đêm và mỗi định kỳ hàng tháng thực hiện kỹ thuật này trong 03 đêm liên tục. Mỗi cửa khẩu đặt tối thiểu 06 bẫy đèn CDC gồm: 03 bẫy trong nhà và 03 bẫy ngoài nhà, như vậy cần có số lượng bẫy khoảng 10 chiếc phòng trường hợp mất hoặc bẫy bị hỏng.
- Dụng cụ khác
+ Pin đèn (hoặc ắc quy), đèn pin.
+ Tuýp và ống hút bắt muỗi.
+ Sổ ghi chép, phiếu điều tra và bút các loại.

b) Quy trình triển khai thực địa
Bẫy đèn có thể sử dụng để bắt muỗi cả trong và ngoài nhà. Tùy theo mục đích điều tra để lựa chọn cách đặt bẫy cho hiệu quả.
Bước 1. Lắp đặt bẫy
Lắp đặt bẫy theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bước 2. Chuẩn bị nguồn điện
Chuẩn bị bình ắc quy đã được nạp điện đầy đủ (thường sử dụng bình ắc quy 6V) hoặc lắp pin cho bẫy hoạt động từ 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau.

Bước 3. Kiểm tra đèn
Cắm dây tiếp điện từ 2 đầu của bình và kiểm tra quạt có hoạt động và đèn đã sáng.

Bước 4. Treo bẫy
Đặt bẫy đèn trong nhà
- Treo bẫy đèn cách xa các nguồn sáng khác.
- Treo bẫy đèn cách xa mặt đất (hoặc mặt sàn) khoảng 0,5m và cách giường ngủ khoảng 0,5m.
Đặt bẫy đèn ngoài nhà
- Treo bẫy đèn gần ổ bọ gậy, hoặc nơi muỗi thường bay qua trên đường đi tìm mồi hút máu. Vị trí treo bẫy đèn cần thông thoáng để ánh sáng từ bóng đèn của bẫy không bị che khuất.
- Bẫy treo cách mặt đất khoảng 1,5m.

Bước 5. Thu thập mẫu muỗi
- Tiến hành thu thập muỗi trong lồng bẫy vào 6 giờ sáng. Bước đầu tiên là buộc miệng lồng đựng muỗi, tiếp theo là tắt quạt. Người thu bẫy cần ghi rõ số bẫy, số nhà đặt bẫy, số người ngủ trong nhà tối hôm đặt bẫy.

Bước 6. Thu bẫy
Thu bẫy sau khi thực hiện xong việc điều tra, nghiên cứu.
Một số lưu ý khi xử lý, bảo quản mẫu muỗi bằng đèn CDC
- Xử lý muỗi bắt được bằng bẫy đèn cần được tiến hành ngay sau khi thu bẫy vì muỗi bắt được bằng phương pháp này thường bị chết dập nát. Trước khi xử lý phải để riêng bẫy đặt trong nhà và bẫy đặt ngoài nhà.
- Trước hết dùng ống hút hoặc tuýp bắt những con muỗi sống, sau đó đổ những con chết hoặc sống nhưng không bay được ra khay men trắng.
Còn tiếp...
1.4.2.4. Tính chỉ số muỗi
Chỉ số muỗi = số muỗi/bẫy/đêm
DIỆT CÔN TRÙNG ĐÀ LẠT
HOTLINE: 0916.063.032
ĐC: 20 An Bình, phường 3, Đà Lạt, Lâm Đồng
 [/tintuc]

diệt côn trùng đà lạt
0916 063 032
Hỗ trợ mua hàng