Tổng cộng:
[tintuc]
Gián Đức là loại gián phổ biến được tìm thấy trong hầu hết gia đình Việt. Không chỉ có tốc độ phát triển mạnh mẽ, phá hoại vật dụng ở mức báo động, gián Đức còn có khả năng kháng thuốc diệt côn trùng và ngày càng trở nên bạo dạn hơn. Để kiểm soát gián Đức hiệu quả, cần phải sử dụng kết hợp các phương pháp tiêu diệt gián khác nhau.
Gián cái đẻ trứng 6 lần 1 năm |
Vì sao gián Đức có mặt ở Việt Nam?
Gián Đức thích nghi với môi trường ấm áp (21°C) và ẩm ướt. Khí hậu Việt Nam nóng ẩm vô tình trở thành môi trường phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ của gián. Chính vì thế mà loài côn trùng gây hại này nhanh chóng trở thành mối đe dọa với hầu hết gia đình Việt.
Hầu hết các loại gián thích môi trường ẩm ướt, nhiều thức ăn và nguồn nước bẩn. Tương tự với khu vực tồn đọng nhiều rác thải, đường xá thường xuyên bị ngập, đọng. Điều này lý giải cho việc gián Đức xuất hiện nhiều hơn ở các thành phố lớn, nơi mật độ dân sinh và nhà dân cao, cùng lượng rác thải lớn đã tạo điều kiện cho loài gián sinh sôi, phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Những nơi Gián Đức thường xuyên xuất hiện
Tại Việt Nam, gián Đức được xem là côn trùng gây hại phổ biến trong nhà. Chúng thường được tìm thấy trong khu vực bếp và phòng tắm. Gián Đức rất khó bị tiêu diệt vì chúng có thể sống sót mà không cần đầu. Cơ thể dài, mảnh khiến gián Đức có thể ẩn nấp gọn trong vết nứt nhỏ hơn so với bản thân. Chính vì thế mà bạn dễ dàng bắt gặp gián giữa vách và kệ tủ, hoặc dưới sàn tủ lạnh, lò nướng bánh, v.v.
Vòng đời của gián Đức |
Dưới đây là những khu vực mà gián thường xuyên lui tới:
Nhà bếp: Không gian ấm áp cùng với các thiết bị thường xuyên được sử dụng ở nhiệt độ cao như lò nướng, máy pha cà phê tạo điều kiện lý tưởng cho loài gián trú ngụ. Độ ẩm cao, nhiệt độ ấm áp và nhiều mảnh vụn thức ăn kích thích sự xâm nhập của gián.
Kệ, tủ: Thức ăn hạt dễ rơi, vãi như gạo, ngũ cốc sẽ thu hút sự chú ý của gián. Gián Đức xâm nhập vào kệ, tủ thông qua các vết nứt dài, hoặc cửa chưa được khép kín.
Đường ống: Các đường ống thường được lắp đặt ở những nơi tối, như tầng hầm hay dưới bồn rửa chén. Bóng tối cùng độ ẩm từ dòng nước bị rò rỉ, nhỏ giọt tạo điều kiện sống hoàn hảo cho gián.
Vết nứt, kẽ hở trong nhà: Các vết nứt và kẽ hở tạo thành nơi ẩn nấp tuyệt vời cho gián. Các vết nứt thường xuất hiện ở chân tường, góc trang trí, phía sau khung hình và nơi đồ tái chế như giấy, báo được lưu trữ.
Những sở thích, đặc điểm khiến gián Đức khó tiêu diệt
gián Đức có thể tạo ra kháng thể chéo với nhiều sản phẩm diệt côn trùng sau khi tiếp xúc. Sức đề kháng của gián Đức tăng bốn đến sáu lần chỉ trong một thế hệ. Tuy nhiên, những đặc điểm phổ biến dưới đây mới chính là nguyên nhân khiến gián Đức khó tiêu diệt.
Tốc độ sinh sản nhanh của gián Đức
Một con gián cái Đức có thể sản sinh 50 trứng mỗi ba tháng và sinh tối đa 6 lần trên năm. Mở rộng lên tới 10 triệu con cháu đến bốn thế hệ chỉ trong vòng 12 tháng. Điều này khiến các sản phẩm diệt côn trùng nhanh chóng trở nên vô nghĩa và kém hiệu quả hơn so với trước đây.
Khả năng kháng chéo với sản phẩm diệt côn trùng
Gián Đức là một trong những loài côn trùng học được cách kháng với vũ khí hóa học do con người sử dụng để chống lại chúng. Điều này khiến các chuyên gia côn trùng cân nhắc việc sử dụng kết hợp luân phiên nhiều sản phẩm và thay thế bẫy gel thay vì thuốc xịt.
Kháng chéo là trường hợp gián vẫn sống sót sau khi tiếp xúc sản phẩm diệt côn trùng, sau đó có thể chống lại các sản phẩm diệt côn trùng ở các mức độ khác nhau. Việc gián Đức phát triển khả năng kháng chất diệt côn trùng khiến việc kiểm soát các loài côn trùng gây hại này trở nên khó khăn hơn. Thay vào đó, để kiểm soát sự phát triển của gián Đức, chúng ta cần sử dụng hỗn hợp bẫy gel, cải thiện vệ sinh nhà ở và hút bụi thường xuyên để giảm số lượng gián.
Những cách diệt gián Đức đúng và hiệu quả
Sử dụng bả diệt gián Đức
Bả diệt gián Đức được thiết kế dưới dạng ống và có thể sử dụng dễ dàng bằng cách bóp thân ống để lấy gel. Thiết kế dạng ống giúp người dùng dễ dàng đặt gel dọc theo cửa sổ và viền cửa, đằng sau thùng rác và dọc theo cửa tủ bếp hoặc phòng tắm. Đừng quên bôi gel dưới bồn rửa, dọc theo ống thoát nước và xung quanh chân tường nhà bếp và phòng tắm.
Sử dụng bả gel để lấp đầy các kẽ hở và vết nứt trong các kệ tủ bằng ván, gỗ hoặc vết nứt trên tường. Đối với gia đình có trẻ nhỏ hoặc thú cưng, hãy đảm bảo bôi gel ở khu vực ngoài tầm với của chúng.
[/tintuc]